Trang thông tin điện tử xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ Anhttps://quynhdoi.gov.vn/uploads/logo2022.png
Thứ sáu - 23/08/2019 00:374840
Ngày 19/8, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 510/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu của kế hoạch là hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính quyền điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; nâng cao an toàn thông tin và an ninh mạng. Cùng với đó, lựa chọn một số lĩnh vực phát triển Đô thị thông minh, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, tạo động lực quan trọng cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, giai đoạn 2019-2020, tỉnh sẽ xây dựng, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh, có khả năng kết nối với Trung ương; triển khai, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng dịch vụ Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đạt 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đạt từ 20% trở lên; tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4... Giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển hệ thống nền tảng, kết nối, liên thông Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh; triển khai kết nối cơ sở dữ liệu của tỉnh, có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu Quốc gia, với các hệ thống thông tin có quy mô từ Trung ương đến địa phương; duy trì hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử của tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công Quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan tới nhiều người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; 100 giao dịch trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được xác thực điện tử. Phấn đấu đạt 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 60% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành và của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông; 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng... Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Đó là, xây dựng cơ chế chính sách liên quan đến việc tạo lập, quản lý và chia sẻ dữ liệu ứng dụng CNTT; xây dựng, phát triển nền tảng kết nối, gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, thực hiện chuyển đổi số hướng tới Chính quyền số; xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân; bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử. UBND tỉnh giao Ban Chỉ đạo Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh; xây dựng bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ triển khai xây dựng Chính quyền điện tử; xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh. Văn phòng UBND tỉnh duy trì và bảo đảm hoạt động thường xuyên, hiệu quả Cổng Thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Một cửa điện tử liên thông của tỉnh, đáp ứng tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định; phối hợp với Sở TT&TT tổng hợp tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách về Chính quyền điện tử, an toàn thông tin và xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Nghệ An, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện. Sở TT&TT phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, dự án của kế hoạch này; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch. Cùng với đó, tham mưu UBND tỉnh ban hành kịp thời cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý phát triển công nghệ thông tin, an toàn thông tin và xây dựng Đô thị thông minh; phối hợp triển khai các ứng dụng, phần mềm dùng chung đến các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh;... UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch chung của tỉnh xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT hằng năm của cơ quan, địa phương; chỉ đạo đưa mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT vào kế hoạch công tác dài hạn và hằng năm; gắn nội dung ứng dụng, phát triển CNTT với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020; bảo đảm ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là nội dung bắt buộc, quan trọng trong kế hoạch phát triển cũng như từng đề án, dự án đầu tư của đơn vị; phối hợp với Sở TT&TT trong công tác triển khai các chương trình dự án, tiếp nhận và đưa vào sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT, các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh tại cơ quan, địa phương mình đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.