Tập trung thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ Xuân năm 2020 (14/04/2020 09:44 AM)

Thứ hai - 13/04/2020 22:44 1.506 0
Ngày 13/4, UBND tỉnh ban hành Công điện khẩn số 09/CĐ-UBND yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ Xuân năm 2020. Trong trường hợp sâu bệnh phát sinh nặng, những vùng nông dân gặp nhiều khó khăn, chủ động trích ngân sách địa phương để hỗ trợ nông dân phòng, trừ sâu bệnh, bảo vệ tốt vụ Xuân năm 2020.
Chăm sóc lúa ở giai đoạn đòng trổ là yếu tố quan trọng để đạt năng suất cao
Chăm sóc lúa ở giai đoạn đòng trổ là yếu tố quan trọng để đạt năng suất cao
Công điện nêu rõ: Hiện nay, lúa vụ Xuân đang vào thời kỳ trổ đại trà (các trà lúa trổ tập trung từ nay đến 25/4/2020). Đây là thời điểm quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng suất và sản lượng lúa vụ Xuân. Do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, trong thời gian lúa trổ có xen kẽ các đợt không khí lạnh kèm theo mưa ẩm kéo dài rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh gây hại nặng, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn, rầy... có thể gây ra thiệt hại lớn đến năng suất, sản lượng lúa nếu không được phát hiện, chỉ đạo phòng, trừ kịp thời, hiệu quả.
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu, bệnh gây ra trong sản xuất lúa vụ Xuân năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã phân công lãnh đạo UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, trừ sâu, bệnh hại trên lúa ở địa phương mình, đặc biệt chú ý đối với bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt; tập trung chỉ đạo các ban, ngành chức năng bám sát cơ sở, phân vùng, phân trà xác định chính xác diện tích và thời gian trổ của các trà lúa; tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đặc biệt trên những diện tích lúa trổ gặp điều kiện trời mưa, ẩm độ cao, các giống có nguy cơ bị sâu, bệnh gây hại nặng.
Cùng với đó, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung chỉ đạo phòng, trừ sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt từ nay đến 30/4/2020. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống truyền thanh xã, thôn về nguy cơ của sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; tránh tình trạng để người dân chủ quan không phòng, trừ theo khuyến cáo chỉ đạo của cơ quan chuyên môn. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật để tránh việc sử dụng thuốc kém chất lượng.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT phân công lãnh đạo Sở và các phòng liên quan tổ chức kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng trừ sâu, bệnh gây hại ở các địa phương, đặc biệt là tại các địa phương có nguy cơ sâu, bệnh gây hại lớn để phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã nắm bắt tình hình diễn biến sâu bệnh hại và có biện pháp chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo cán bộ phối hợp với các địa phương tổ chức hướng dẫn cho nông dân phòng trừ sâu bệnh; lưu ý tăng cường lực lượng cho những địa phương có nguy cơ bị sâu bệnh gây hại nặng.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật bám sát cơ sở để điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo chính xác những diện tích cần phòng trừ, nhất là đối với bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt và thông báo kịp thời để các địa phương, nông dân tổ chức phòng trừ hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để tăng cường công tác thông tin về tình hình sâu, bệnh hại và tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Tại Công điện này, UBND tỉnh cũng yêu cầu Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường thời lượng để khuyến cáo, tuyên truyền nông dân thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại; Đưa tin những địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt và những địa phương, đơn vị làm chưa tốt để biểu dương khen thưởng và đôn đốc nhắc nhở kịp thời.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, thời gian qua trên cây lúa bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, rầy,... đã phát sinh gây hại ở nhiều địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh đã có trên 2.000 ha nhiễm đạo ôn lá, 11.000 ha nhiễm bệnh khô vằn, 570 ha nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khẩn, 40 ha nhiễm rầy... Đến nay cơ bản những diện tích nhiễm bệnh đã được chỉ đạo phòng, trừ kịp thời, có hiệu quả.

Tác giả bài viết: N.B (tổng hợp)

Nguồn tin: nghean.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dichvucongqd
Chăm sóc khách hàng điện lực miền bắc
TTGT Việc làm Nghệ An
Trả lời cử chi
Tra cứu tin nhắn Bảo hiểm
Tra cứu Bảo hiểm trực tuyến
Giải quyết khiếu nại tố cáo
Dự báo thời tiết
Ngày này năm xưa
Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về Website?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay750
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập78,247
GIỜ LÀM VIỆC
Mùa Đông
Buổi sáng 7h30 - 12h
Buổi chiểu 13h30 - 17h
Mùa Hè
Buổi sáng 7h - 11h30
Buổi chiều 13h30-17h
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây