Quỳnh Đôi là một làng văn hóa cổ có bề dày truyền thống yêu nước, cách mạng và khoa bảng. Vào đầu thế kỷ 14, ông Hồ Kha một quan chức đời Trần đã về xem phong cảnh vùng này, tuy không phải là sơn thủy hữu tình nhưng lại mà một mảnh đất “Địa linh nhân kiệt”. Năm 1378 Ông Hồ Kha giao cho con trại trưởng là Hồ Hồng cùng với Ông Nguyễn Thạc và ông Hoàng Khánh trụ lại khai cơ lập làng với tên gọi ban đầu là “Thổ Đôi”. Tiếp theo là các ông Tổ họ Dương, họ Phan, họ Phạm cùng đến đây chung sống xây dựng trang ấp. “Đất lành chim đậu” không lâu sau các dòng họ khác cũng lần lượt tới đây sinh sống, lập nghiệp trong một cộng đồng Thổ Đôi trang. Đến năm 1528, ông Hồ Nhân Hy (đời Mạc) đã đổi tên Thổ Đôi trang thành Quỳnh Đôi thôn, tức xã Quỳnh Đôi ngày nay.
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu tặng hoa chúc mừng 640 thành lập làng Quỳnh Đôi |
Trải qua hơn 6 thế kỷ hình thành và phát triển, Quỳnh Đôi đã trở thành một địa danh nổi tiếng, vùng đất khoa bảng và giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất này đã sinh ra biết bao người con ưu tú, làm rạng danh cho quê hương đất nước. Theo ước tính từ năm 1378 đến 1918 khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, làng Quỳnh Đôi có 734 người đậu Tú tài và Cử nhân. Tiếp bước truyền thống học hành của cha ông, sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, cả xã có hơn 1000 cử nhân, 52 thạc sỹ, 55 tiến sỹ, 16 phó giáo sư, 4 giáo sư, 3 viện sỹ….
Là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và bất cứ thời điểm nào của lịch sử, Quỳnh Đôi đều xuất hiện các danh sỹ, chí sỹ tham gia cứu quốc, giúp dân.
Phát huy truyền thống vẻ vang của cha ông, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quỳnh Đôi tiếp tục nỗ lực sản xuất, chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Năm 2014 được công nhận xã đạt chuẩn NTM và là một trong 3 xã được tỉnh Nghệ An chọn xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015 – 2020.
Toàn cảnh lễ hội Kỳ Phúc |
Cùng với Lễ kỷ niệm 640 năm thành lập làng, dịp này, xã Quỳnh Đôi cũng đã tổ chức lễ hội Kỳ Phúc Xuân Mậu Tuất 2018.
Các cụ cao niên tổ chức lễ tại sân đình làng |
Các đại biểu dâng hương |
Lực lượng tham gia lẽ rước kiệu từ đền Thần về sân đình làng |
Lễ hội được tổ chức tại Đền Thần và sân đình làng xã với hai nội dung chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm sáu lễ: Lễ khai quang - lễ cáo yết, lễ rước kiệu, lễ tạ, lễ cầu an, lễ dâng hương, lễ tất. Phần tế lễ tổ chức long trọng, trang nghiêm, thực hiện theo nghi lễ truyền thống thành kính, giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa trong tế lễ. Lễ rước theo thứ tự mang tính truyền thống diễn tả được nét đẹp phong tục tập quán truyền thống của quê hương, biểu dương sức mạnh cộng đồng. Lực lượng tham gia lễ hội lên tới 500 người gồm các em học sinh và nhân dân trong xã.
Nguồn tin: truyenhinhnghean.vn
Ý kiến bạn đọc