Cần tăng cường thành lập các đoàn thanh tra chuyên ngành trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ hai - 09/09/2019 00:53 359 0
Đó là một trong những nội dung đồng chí Lê Thị Nga - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác số 2 nhấn mạnh tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh vào chiều nay (22/8).
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Thái Thanh Quý - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Viết Đường – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thanh Hiền – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có hơn 800.000 trẻ em từ 0 – 16 tuổi, chiếm 26,5% dân số; trong đó, số trẻ em trong độ tuổi đi học là 739.523 em.
Trong giai đoạn 2015 – 6/2019, UBND tỉnh đã ban hành 71 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác trẻ em nói chung, 28 văn bản về phòng chống xâm hại trẻ em nói riêng. Trên cơ sở các văn bản của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị đã xây dựng các chương trình, kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn ngành dọc tại các địa phương thực hiện tốt công tác trẻ em trên địa bàn. Các sở, ngành, địa phương đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em…
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã giải quyết 26/26 đơn thư về trẻ em bị xâm hại, bạo lực. Các địa phương và các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, thu thập thông tin và xử lý từng vụ việc khách quan, kịp thời. Tỉnh đã xử lý 05 vụ vi phạm hành chính về xâm hại trẻ em; đã tiếp nhận, giải quyết 101 tin báo, tố giác về tội phạm xâm hại trẻ em, trong đó đã khởi tố 96 vụ, xử lý hành chính và xử lý khác 02 vụ, đang xác minh 02 vụ; khởi tố, điều tra 142 vụ, 142 bị can tội phạm xâm hại trẻ em.   
Tuy nhiên, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, nổi lên là các hành vi như hiếp dâm trẻ em, giao cấu trẻ em, mua bán trẻ em. Trên địa bàn toàn tỉnh, có 113 em bị xâm hại, trong đó có 108 em bị xâm hại là nữ. Bên cạnh đó, bạo lực học đường vẫn còn diễn ra tại một số trường học. Một số vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích, có vụ học sinh nữ đánh nhau, làm nhục bạn rồi quay clip tung lên mạng, một số thầy cô có hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, để lại dư luận không tốt trong xã hội.
Bí thu N Dac Vinh

Tại buổi làm việc, tỉnh Nghệ An kiến nghị Quốc hội nghiên cứu sửa đổi quy định về các tội phạm xâm hại tình dục trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự; đề nghị bổ sung trong Luật Giám định tư pháp việc trưng cầu giám định pháp y về xâm hại trẻ em là loại đặc biệt, phải được thực hiện nhanh để xác định thủ phạm; bổ sung quy định bào thai thuộc danh mục cấm đầu tư kinh doanh trong Luật đầu tư.
Tỉnh đề nghị Chính phủ sớm đàm phán với Chính phủ Trung Quốc để ký lại hiệp định tương trợ tư pháp phù hợp với tình hình hiện nay, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại trẻ em nói riêng, nhất là tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi; nghiên cứu chính sách hỗ trợ vật chất và tinh thần cho những gia đình trẻ em bị xâm hại thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ban hành văn bản hướng dẫn giải thích về khái niệm hành vi quan hệ tình dục khác…
Các thành viên đoàn giám sát đề nghị tỉnh Nghệ An trao đổi làm rõ một số nội dung: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra truy tố xét xử các vụ xâm hại tình dục trẻ em; có bất cập gì về giám định pháp y không? Ngân sách hỗ trợ can thiệp cho trẻ em bị xâm hại; biện pháp hỗ trợ cho các nạn nhân bị xâm hại có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nguồn lực bố trí cán bộ làm công tác trẻ em; biện pháp tuyên truyền ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Đồng thời, các thành viên đoàn công tác cũng trao đổi: Hiện nay, Luật Trẻ em có nội dung tương đối tiến bộ, tiếp cận với tư tưởng tiến bộ trong bảo vệ trẻ em mang tính quốc tế. Qua đánh giá thì việc triển khai thực hiện ở một số địa phương trong cả nước chưa được tốt, vậy ở Nghệ An việc triển khai thi hành Luật trẻ em như thế nào...
Đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã trả lời cụ thể, làm rõ nội dung các thành viên đoàn công tác quan tâm. Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Hữu Cầu cho biết: Trong thời gian qua, tỉnh quan tâm đến công tác tập huấn, tại Công an tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, trang bị tốt các nội dung nên việc giải quyết các vụ việc liên quan về trẻ em đều được giải quyết nhanh, kịp thời, đúng theo quy định pháp luật, không có vụ việc oan sai. Về công tác giám định khi có các vụ việc xảy ra thì đưa đến Trung tâm pháp y để giám định ngay cùng với sự giám sát của gia đình các nạn nhân, các giám định viên đều phối hợp tốt; giám định ADN ở tỉnh Nghệ An hầu như không có vướng mắc gì. Giám đốc Công an tỉnh cũng trả lời cụ thể các vụ việc các thành viên đoàn quan tâm, trong đó, có vụ cháu bé 6 tuổi bị xâm hại tình dục và vụ việc tài xế Mai Linh chở bé gái 11 tuổi xuống biển…

Đồng chí Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Trưởng Đoàn công tác số 2 đánh giá Nghệ An có nhiều thành tích trong việc thực hiện phòng chống xâm hại trẻ em.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Trưởng Đoàn công tác số 2 đánh giá: Thời gian qua, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong những năm gần đây, quan điểm chính sách và việc thực hiện quyền trẻ em có nhiều tiến bộ và tiếp cận được với xu hướng tiến bộ trên thế giới. Trên tinh thần dân chủ, các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đã thẳng thắn chỉ rõ từng nội dung cụ thể mà các thành viên đoàn công tác quan tâm.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cần có sự thay đổi trong tuyên truyền pháp luật để phù hợp với từng điều kiện của địa phương, trong đó quan tâm đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, vào cuộc tích cực của các cơ quan liên quan; tăng cường các đoàn thanh tra chuyên ngành về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; bố trí kinh phí, tăng cường công tác xã hội hóa để thực hiện tốt công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh.  
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Nga cũng trả lời cụ thể các kiến nghị của tỉnh Nghệ An.

Đồng chí Thái Thanh Quý – Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu
Tiếp thu các ý kiến của thành viên đoàn công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý giao đơn vị đầu mối hoàn thiện lại báo cáo ngắn gọn, súc tích nhưng nêu bật được những kết quả trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
 

Nguồn tin: nghean.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

dichvucongqd
Chăm sóc khách hàng điện lực miền bắc
TTGT Việc làm Nghệ An
Trả lời cử chi
Tra cứu tin nhắn Bảo hiểm
Tra cứu Bảo hiểm trực tuyến
Giải quyết khiếu nại tố cáo
Dự báo thời tiết
Ngày này năm xưa
Thăm dò ý kiến

Bạn có phải là người làng Quỳnh?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay482
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập78,247
GIỜ LÀM VIỆC
Mùa Đông
Buổi sáng 7h30 - 12h
Buổi chiểu 13h30 - 17h
Mùa Hè
Buổi sáng 7h - 11h30
Buổi chiều 13h30-17h
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây