Giới thiệu chung

Từ Thủ đô Hà Nội quốc lộ 1A xuôi về Nam khoảng 240 km đến gần một nơi gọi là Cầu Bèo (thuộc làng Bào Hậu, nay là xã Quỳnh Hậu) cách thị trấn Cầu Giát gần 3 km, khách sẽ thấy bên đường có một tấm biển có mũi tên chỉ ghi: ”Nhà bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương 3 km”.
Địa lý - Hành chính
Cổng làng Quỳnh Đôi
Cổng Làng Quỳnh Đôi

Xã Quỳnh đôi cách trung tâm huyện Quỳnh Lưu 5 km về phía Đông Bắc. Có diện tích tự nhiên 414,91 ha; theo thống kê năm 2022 dân số xã là 5.562 nhân khẩu, với 1.563 hộ, trên địa bàn toàn xã được chia thành 8 thôn. Nằm trên tuyến tỉnh lộ 537D kết nối với khu du lịch Biển Quỳnh, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
Phía Đông giáp xã Quỳnh Yên, phía Tây giáp xã Quỳnh Hậu, phía Nam giáp xã Quỳnh Bá và phía Bắc giáp xã Quỳnh Thanh.

Lịch sử
Quỳnh Đôi xưa là một vùng đất ngập mặn cây hoang, cỏ dại giáp sông Mai (gọi là sông Mơ). Năm thứ II Xương Phù (1378) Năm 1378 Ông Hồ Kha giao cho con trai Trưởng là Hồ Hồng cùng với Ông Nguyễn Thạc và Ông Hoàng Khánh cùng nhau đến đây khai cơ, lập ấp đặt tên là “ Thổ Đôi Trang ”. Tới năm 1528 Cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên Thổ Đôi thành làng Quỳnh Đôi nay là xã Quỳnh Đôi. Tính đến nay Quỳnh Đôi đã có trên 640 năm hình thành và phất triển.
Ảnh Flycam góc Trung tâm xã năm 2022
Quỳnh Đôi góc nhìn từ khu trung tâm xã tháng 11/2022


Văn hóa
Quỳnh Đôi là một làng văn hóa cổ có bề dày truyền thống hiếu học, khổ học, cách mạng và khoa bảng.
Từ xa xưa trong dân gian đã truyền tụng: “Bắc Hà: Hành Thiện, Hoan Diễn: Quỳnh Đôi” để nói về cái sự học của Làng Quỳnh Đôi.
Ước tính từ năm 1378 đến 1918 khi bãi bỏ khoa thi bằng chữ Hán, Làng Quỳnh có 734 người đậu Tú tài và cử nhân, 4 Phó bảng, 7 Tiến sỹ, 2 Hoàng Giáp, 1 Thám hoa, tiêu biểu là Ông Hồ Sỹ Dương đậu giải nguyên Đông các, Nữ sỹ Hồ Xuân Hương Bà chúa thơ nôm thế kỷ thứ 18. Chí sỹ Phạm Đình Toái một đại nam quốc sử diễn ca được coi là một thiên anh hùng ca của dân tộc và sau này là nhà thơ Hoàng Trung Thông Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam,  phó Giáo sư Văn Như Cương, 3 anh, em: Phan Cự  Nhân, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Dũng… Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 lại nay theo thống kê chưa đầy đủ toàn xã đã có trên 1.000 người tốt nghiệp Đại học và trên Đại học, có trên 300 người đang theo học và giảng dạy trên 28 trường Đại học khắp cả nước, trong đó có 52 Thạc sỹ, 55 Tiến sỹ, có 16 Phó Giáo sư, 5 Giáo sư, 3 Viện sỹ khoa học Quốc tế, hàng trăm người đang hoạt động trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, báo chí, Văn nghệ sỹ, nơi đây đã sinh ra cho đất nước 5 Uỷ viên Trung Ương trong đó có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị, 9 Đại biểu Quốc hội, 31 Tỉnh uỷ viên trong đó 11 Bí thư tỉnh uỷ, Phó Bí thư khu ủy, tỉnh uỷ, 5 uỷ viên Thường vụ tỉnh uỷ, 15 người là Bộ trưởng, Thứ trưởng và tương đương, có 8 Bí thư huyện uỷ,  2 đồng chí Phó Bí thư huyện uỷ, 3 đồng chí Chủ tịch huyện, Quận.
 
img 2876 copy
Trường PTCS Hồ Tùng Mậu

Truyền thống Cách mạng
Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, người Quỳnh Đôi có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất cứ thời điểm lịch sử nào khi đất nước bị xâm lăng cũng có nhiều người tham gia tiêu biểu có Hồ Tùng Mậu là trợ thủ đắc lực của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập các tổ chức tiền sinh của Đảng, là một trong bảy người tham gia thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930; là cán bộ lão thành cách mạng tiêu biểu của Đảng, được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao vàng, Anh hùng liệt sỹ Cù Chính Lan, tính đến nay trong lực lượng vũ trang toàn xã có  6 Thiếu tướng, 64 Đại tá và rất nhiều cán bộ, sỹ quan đang phục vụ trong quân đôi, công an. Sự đóng góp to lớn, song sự hy sinh mất mát cũng rất lớn lao, toàn xã  có 226  liệt sỹ, 115 thương bệnh binh, 20 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Từ công lao đóng góp cho cách mạng năm 1996 xã Quỳnh Đôi vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tăng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm 1998 được UBND tỉnh Nghệ An công nhận danh hiệu “Làng Văn hoá” đầu tiên của tỉnh. Năm 2014 được công nhận xã đạt nông thôn mới; là một trong 3 xã được chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2015 - 2020.
Khu tưởng niệm cụ Hồ Tùng Mậu
Khu tưởng niệm cụ Hồ Tùng Mậu

Di tích - Danh thắng
Quỳnh Đôi có 8 Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia, 1 Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
- Đình Quỳnh Đôi (di tích lịch sử, văn hóa quốc gia), ngày công nhận: 30/8/1991
- Nhà thờ họ Hồ (di tích lịch sử, văn hóa quốc gia), ngày công nhận: 22/01/1992
- Nhà thờ họ Nguyễn Triệu Cơ (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận: 19/02/1998
- Đền thờ Hoàng Khánh (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận:12/02/1999
- Nhà thờ và mộ Hồ Tùng Mậu (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận: 11/02/2000
- Mộ và Đền thờ Hồ Sỹ Dương (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận: 13/6/2007
- Đền Thần (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận: 31/10/2013
- Mộ và Nhà thờ Hồ Phi Tích (di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia), ngày công nhận: 13/02/2015
- Nhà thờ họ Dương (di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh), ngày công nhận: 17/9/2010.

  Ý kiến bạn đọc

dichvucongqd
Chăm sóc khách hàng điện lực miền bắc
TTGT Việc làm Nghệ An
Trả lời cử chi
Tra cứu tin nhắn Bảo hiểm
Tra cứu Bảo hiểm trực tuyến
Giải quyết khiếu nại tố cáo
Dự báo thời tiết
Ngày này năm xưa
Thăm dò ý kiến

Bạn đến từ nơi mô?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay482
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập78,247
GIỜ LÀM VIỆC
Mùa Đông
Buổi sáng 7h30 - 12h
Buổi chiểu 13h30 - 17h
Mùa Hè
Buổi sáng 7h - 11h30
Buổi chiều 13h30-17h
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây